Bối cảnh lịch sử Thí nghiệm Hershey–Chase

Trong đầu thế kỷ 20, các nhà sinh học đã nghĩ rằng các protein là những phân tử mang thông tin di truyền.[4] Điều này dựa trên niềm tin vì các protein có cấu trúc phức tạp hơn DNA.[4] "Giả thuyết bốn nucleotide" ("tetranucleotide hypothesis") có tầm ảnh hưởng của Phoebus Levene, mà đã đề xuất không đúng về DNA có cấu trúc là sự lặp lại của các nucleotide, đã ủng hộ cho kết luận này.[5] Kết quả của thí nghiệm Avery–MacLeod–McCarty, công bố năm 1944, chỉ ra chứng cứ cho thấy DNA là vật liệu di truyền, nhưng vẫn còn một số nghi ngại từ cộng đồng khoa học để chấp nhận thực tế này, và cũng là bối cảnh để thực hiện thí nghiệm Hershey–Chase.[4][6]

Hershey và Chase, cùng với những nhà khoa học khác đã thực hiện thành công các thí nghiệm có liên quan, xác nhận rằng DNA là phân tử sinh học mang thông tin di truyền.[1] Trước đó, Oswald Avery, Colin MacLeod, và Maclyn McCarty đã chỉ ra rằng DNA là chất biến nạp chủ yếu của một chủng Streptococcus pneumoniae không độc biến tính thành chủng có độc.[7]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thí nghiệm Hershey–Chase http://highered.mcgraw-hill.com/olc/dl/120076/bio2... http://www.nature.com/scitable/topicpage/isolating... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2135445 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2147348 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/12981234 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17901982 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/19871359 http://www.accessexcellence.org/RC/VL/GG/hershey.p... //dx.doi.org/10.1007%2Fs00439-007-0433-0 //dx.doi.org/10.1084%2Fjem.79.2.137